Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 04 tháng năm 2022

Tin tức sự kiện  
Tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 04 tháng năm 2022
(MPI) – Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 ước thanh toán đến ngày 30/4/2022 là 95.724,49 tỷ đồng, đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, xấp xỉ cùng kỳ năm 2021 (đạt 18,65%).Trong đó, vốn trong nước là 94.592,89 tỷ đồng đạt 19,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vốn nước ngoài là 1.131,61 tỷ đồng đạt 3,25% kế hoạch.Cụ thể, có 07 Bộ và 08 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội (91,12%), Ngân hàng phát triển (59,64%), Bình Thuận (33,9%), Phú Thọ (33,4%); Có 43/51 Bộ và 28/63 địa phương có tỷ kệ giải ngân đạt dưới 17%, trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn.Nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu là do công tác tổ chức triển khai thực hiện tác các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập; các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét; công tác tuyên truyền đến người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch;…Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, nguyên nhân là rất đa dạng, mỗi một bộ, ngành, địa phương, dự án giải ngân chậm đều ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Yêu cầu đạt ra là các cấp, các ngành phải có trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng hiểu quả vốn đầu tư công, việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nên phải nhanh, hiệu quả và phải đảm bảo đúng pháp luật.Tính đến nay, tổng số vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã có quyết định giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân trong năm 2022 là 479.527,271 tỷ đồng, đạt 92,6% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch; số vốn chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 38.578,624 tỷ đồng, bằng 7,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.Căn cứ tình hình thực tiễn nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ một số giải pháp thúc đẩu giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.Đối với số vốn NSTW còn lại chưa phân bổ của 12 bộ, cơ quan trung ương và 06 địa phương, kiến nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu các cơ quan trên cam kết lộ trình giao kế hoạch cụ thể, rà soát, điều chỉnh ngay cho các dự án chuyển tiếp đủ điều kiện giao vốn; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để giao ngay được kế hoạch năm 2022; trường hợp không điều chỉnh được, có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị điều chỉnh cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác có nhu cầu.Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thu hồi, điều chuyển cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác có nhu cầu trước ngày 30 tháng 6 năm kế hoạch theo đúng quy định.Đối với vốn ngân sách địa phương, theo quy định của Luật NSNN 2015, không thể điều chỉnh vốn ngân sách địa phương này cho các địa phương khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương này khẩn trương phân bổ vốn ngân sách địa phương năm 2022 cho các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các địa phương. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chậm phân bổ kế hoạch vốn.Yêu cầu người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên…Thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm triển khai trong năm 2022 để kịp thời tháo gõ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của các dự án để sớm hoàn thành, tạo động lực mới nhằm phát triển bền vững.Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư như: kiểm soát chi ngân sách nhà nước, hồ sơ thẩm định dự án, đơn rút vốn nhà tài trợ nước ngoài./.
Đức Trung
Bộ Kế hoạch và Đầu tư