* Trình tự thực hiện
- Nhà đầu tư lập đề xuất dự án gửi Bộ. ngành, UBND cấp tỉnh
- Đơn vị được giao thẩm định đề xuất dự án thực hiện thẩm định đề xuất dự án.
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề xuất dự án.
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại cơ quan của đơn vị thẩm định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bằng văn bản.
* Thành phần hồ sơ:
(1) Thẩm định:
- Văn bản đề xuất thực hiện dự án;
- Đề xuất dự án (bao gồm những nội dung quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
- Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của Nhà đầu tư.
- Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có)
- Các tài liệu cần thiết khác để giải trình đề xuất dự án (nếu có)
(2) Phê duyệt:
-Văn bản đề xuất thực hiện dự án
- Đề xuất dự án (bao gồm những nội dung quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
- Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của Nhà đầu tư.
- Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có)
- Các tài liệu cần thiết khác để giải trình đề xuất dự án (nếu có)
- Báo cáo thẩm định dự án
* Số lượng hồ sơ:01 bộ
* Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
* Cơ quan thực hiện: Đơn vị thẩm định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo thẩm định đề xuất dự án, Quyết định phê duyệt đề xuất dự án.
* Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): không có
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm): không có
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):
- Dự án do Nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 nghị định 15/2015/NĐ-CP.
- Nhà đầu tư là Doanh nghiệp Nhà nước phải liên danh với doanh nghiệp khác để thực hiện dự án.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 15/20154/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức PPP.