Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bảo đảm đầu tư trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam Mục 1. Sở Kế hoạch và Đầu tư  
Bảo đảm đầu tư trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nhà đầu tư gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư. Trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

b) Cách thức thực hiện:

- Thông qua hệ thống bưu chính;

- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

c) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm các nội dung sau:

+ Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

+ Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: Loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);

+ Nội dung văn bản pháp luật mới có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư;

+ Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.

- Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó).

d) Số lượng hồ sơ:

01 bộ hồ sơ.

đ) Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

e) Cơ quan thực hiện:

Sở Kế hoạch và Đầu tư

g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức và cá nhân) có dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư nhưng bị bãi bỏ ưu đãi đầu tư (quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật đầu tư).

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư

i) Lệ phí:

Không có

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Văn bản đề nghị do nhà đầu tư lập.

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

Đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Nhà đầu tư có dự án đầu tư đang hưởng ưu đãi đầu tư nhưng bị bãi bỏ ưu đãi đầu tư (quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật đầu tư).

- Văn bản đề nghị gửi Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 3 năm kể từ ngày văn bản mới có hiệu lực thi hành bãi bỏ ưu đãi của nhà đầu tư.

m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 16/11/2014;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015;