Skip Ribbon Commands
Skip to main content

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về “Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công Dự á...

Thông tin tuyên truyền, phổ biến  
THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về “Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công Dự án Đầu tư xây dựng Công viên chủ đề tại thành phố Phủ Lý

Thực hiện Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 23/01/2024 của UBND tỉnh về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khởi công Dự án Đầu tư xây dựng Công viên chủ đề tại thành phố Phủ Lý. Sở Kế hoạch và Đầu tư họp báo thông tin cho các cơ quan báo chí một số nội dung như sau:

A. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

I. Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: Bắt đầu từ 08 giờ 30 phút, ngày 30/01/2024.

- Địa điểm: Xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý (sau Nhà thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam).

II. Thành phần tham dự:

Dự kiến khoảng 350 đại biểu, gồm: Lãnh đạo Đảng, Nhà  nước, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; đại biểu trong tỉnh; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hoà Bình; các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư,…

III. Nội dung chương trình:

Thời lượng khoảng 2 giờ.

IV. Nội dung Quy hoạch tỉnh Hà Nam

1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

(1) Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia.

(2) Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam dựa vào khai thác các lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh liền kề với thành phố Hà Nội, nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội để Hà Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện.

(2) Chú trọng phát huy hiệu quả nội lực và tăng cường thu hút ngoại lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng liên kết vùng.

(3) Tổ chức phát triển không gian toàn tỉnh theo hướng xanh, bền vững. Phát triển các đô thị xanh, thông minh; bố trí hợp lý các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

(4) Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

(5) Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội, lấy giá trị văn hoá, con người là nền tảng phát triển bền vững; coi trọng đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

(6) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ động mở rộng các quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển.

   2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

   2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Phát huy tối đa, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và nguồn lực để Hà Nam phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; trở thành trung tâm công nghiệp - công nghệ cao thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội lớn; trung tâm du lịch văn hóa gắn với du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...

2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 11,2%/năm;

+ Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 70,5%, ngành dịch vụ chiếm 26%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,5%;

+ GRDP bình quân đầu người đạt trên 230 triệu đồng;

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt 758 nghìn tỷ đồng;

+ Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 21.000 tỷ đồng;

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đạt 11%/năm;

+ Phấn đấu kinh tế số chiếm 25-30% GRDP;

+ Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đạt 30%.

+ Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 60%;

+ 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và phấn đấu có 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Về xã hội:

+ Giai đoạn 2021 - 2030, giải quyết việc làm mới bình quân trên 25.000 lao động/năm;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 65%;

+ 100% trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia; trong đó 70% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2;

+ Đến năm 2030, phấn đấu toàn tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo;

+ Đạt tỷ lệ 11 bác sĩ/1 vạn dân và 32 giường bệnh/1 vạn dân;

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi xuống dưới 15%;

+ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 60%, tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt 99%.

- Về bảo vệ môi trường:

+ 100% dân số tỉnh Hà Nam được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh.

+ 100% rác thải ở thành thị được thu gom và xử lý, 98% rác thải nông thôn được thu gom (95-98% được xử lý).

+ 100% các khu, cụm công nghiệp mở rộng và thành lập mới có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 60% tại các đô thị loại II trở lên, trên 40% tại các đô thị loại III, IV, trên 30% tại các đô thị loại V.

+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt 4,5%.

2.3. Về tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị thông minh, hiện đại; là trung tâm hậu cần về công nghiệp, công nghệ cao, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch, thương mại của Vùng đồng bằng sông Hồng. Hà Nam phát triển kinh tế thịnh vượng gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng chủ đạo là thông minh, sáng tạo, xanh, sạch, bền vững với các trụ cột tăng trưởng có trình độ phát triển cao và trở thành động lực phát triển quan trọng của Vùng đồng bằng sông Hồng.

3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH QUAN TRỌNG; PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

3.1. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng

- Giai đoạn 2021 - 2025: Phát triển công nghiệp - công nghệ cao - đô thị - dịch vụ du lịch thương mại.

- Giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển đô thị - công nghiệp - công nghệ cao - dịch vụ du lịch thương mại.

(1) Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

(2) Phát triển công nghệ cao, trọng tâm là hoàn thành và thu hút đầu tư phát triển Khu Công nghệ cao Hà Nam.

(3) Khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch; phát triển Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

(4) Mở rộng không gian đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng khung đô thị.

(5) Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, sản xuất an toàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

3.2. Về phát triển không gian kinh tế - xã hội

a) Các tiểu vùng kinh tế - xã hội

Tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội theo 03 vùng:

- Vùng đô thị trung tâm - dịch vụ chất lượng cao - công nghiệp công nghệ cao - đào tạo nguồn nhân lực.

- Vùng đô thị - sinh thái - công nghiệp (phía Tây).

- Vùng cảnh quan nông nghiệp - công nghiệp, công nghệ cao.

b) Hai hành lang phát triển kinh tế chủ yếu của tỉnh Hà Nam gồm:

- Hành lang kinh tế Bắc – Nam.

- Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Hình thành các vùng đệm về phát triển môi trường, sinh thái bên cạnh các trung tâm phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ chính của tỉnh với mục tiêu ưu tiên phát triển có trọng tâm, trọng điểm đồng thời có không gian dự trữ cho thế hệ tương lai.

4. VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

4.1. Định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Tiếp tục thực hiện các quy định tại Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 ngày tháng 12 năm 2018, Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

4.2. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

Đến năm 2030, tỉnh Hà Nam có 09 đô thị, gồm:

- Phấn đấu thành phố Phủ Lý đạt tiêu chí đô thị loại I, trong đó tập trung xây dựng phát triển đô thị Bắc Châu Giang là hạt nhân phát triển của thành phố Phủ Lý và đồng thời là trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh. Thị xã Duy Tiên là đô thị loại III tiến tới thành lập thành phố Duy Tiên. Huyện Kim Bảng là thị xã, cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III. Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các đô thị loại V làm tiền đề xây dựng 02 đô thị loại IV cấp tỉnh: đô thị Thanh Liêm, đô thị Lý Nhân (tiến tới thành lập thị xã).

- Xây dựng 02 đô thị loại IV thuộc huyện Bình Lục: thị trấn Bình Mỹ (mở rộng theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã), đô thị Chợ Sông (thành lập thị trấn). Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phát triển các đô thị loại V (An Lão, Tiêu Động) hướng tới phát triển và nâng cấp đô thị trên địa bàn huyện Bình Lục.

4.3. Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn

- Tổ chức, sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn bảo đảm phát triển bền vững, định cư lâu dài, giảm thiểu những thiệt hại tiềm ẩn do thiên tai gây ra.

- Mở rộng, xây dựng mới các khu dân cư nông thôn phải bảo đảm đồng bộ các hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, có tính đến tiếp cận các dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế, nâng cao điều kiện sống của người dân nông thôn. Hoạch định mạng lưới điểm dân cư tập trung trên địa bàn huyện.

5. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CHỨC NĂNG

5.1. Phương án phát triển Khu Công nghệ cao Hà Nam

Đẩy nhanh tiến độ các thủ tục, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghệ cao Hà Nam có quy mô khoảng 663 ha tại huyện Lý Nhân; tập trung thu hút đầu tư vào các phân khu chức năng của Khu Công nghệ cao với trọng tâm là các dự án thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử - bán dẫn, tự động hóa, công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới...

5.2. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp

Quy hoạch các khu công nghiệp gắn với vùng đô thị, dịch vụ với định hướng thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

Xây dựng và thành lập mới 04 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch (Kim Bảng I, Châu Giang I, Đồng Văn V, Đồng Văn VI). Định hướng sáp nhập Cụm công nghiệp Châu Giang vào Khu công nghiệp Châu Giang I và Cụm công nghiệp Lê Hồ vào Khu công nghiệp Kim Bảng I.

Đến năm 2030, ưu tiên thành lập mới, mở rộng phát triển các khu công nghiệp, gồm: Kim Bảng II, Kim Bảng III, Kim Bảng IV, Thanh Bình I (Thanh Bình IA, Thanh Bình IB, Thanh Bình IC), Thanh Bình II, Bình Lục, Thái Hà III.

Các Khu công nghiệp Châu Giang II, Thái Hà II, Đạo Lý sẽ được thành lập mới tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực tế của địa phương trong thời kỳ quy hoạch.

5.3. Phương án phát triển hệ thống cụm công nghiệp

- Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật 05 cụm công nghiệp theo hiện trạng và giữ nguyên diện tích gồm các cụm công nghiệp: Nam Châu Sơn, Thanh Hải, Cầu Giát, Nhật Tân và Bình Lục. Điều chỉnh, mở rộng 03 cụm công nghiệp hiện có: Kim Bình, Thi Sơn và Trung Lương. Thành lập mới 14 cụm công nghiệp gồm: Yên Lệnh, Trác Văn, làng nghề Nha Xá, làng nghề Tiên Sơn, Đồng Hóa, Lê Hồ, Thi Sơn I, Đức Lý, Tiến Thắng, Thái Hà, Thanh Liêm I, Thanh Liêm II, Trung Lương 2 và La Sơn.

- Dự kiến sáp nhập Cụm công nghiệp Châu Giang vào Khu công nghiệp Châu Giang I và Cụm công nghiệp Lê Hồ vào Khu công nghiệp Kim Bảng I khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

5.4. Phương án phát triển Khu Đại học Nam Cao

Khu Đại học Nam Cao gồm tổ hợp các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, là một bộ phận của mạng lưới trường đại học, cao đẳng, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng đồng bằng sông Hồng.

5.5. Phương án phát triển hệ thống các khu du lịch, nghỉ dưỡng, sân gôn

Quy hoạch phát triển Quần thể danh lam thắng cảnh Tam Chúc (cùng với Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mông trắng) trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, điểm nhấn về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên gắn với phát triển du lịch bền vững.

Quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên sinh thái, công viên chuyên đề, các khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc gia tại thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm.

Đầu tư, nâng cấp 02 Khu phức hợp thể thao, giải trí, sân gôn hiện có tại huyện Kim Bảng. Thu hút đầu tư xây dựng mới Khu phức hợp thể thao, giải trí, sân gôn đồi Hoa Sen tại huyện Kim Bảng và Khu phức hợp thể thao, giải trí, sân gôn đồi Con Phượng tại huyện Thanh Liêm.

5.6. Phương án tổ chức các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

- Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với điều kiện đặc điểm tự nhiên, sinh thái; hình thành các vùng trồng trọt tập trung.

5.7. Phương án phát triển các khu bảo tồn di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của quê hương, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân, tạo nền tảng để phát triển du lịch bền vững.

5.8. Phương án phát triển khu quân sự, khu an ninh

Xây dựng khu quân sự, khu an ninh bảo đảm thế trận quốc phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc, các khu vực sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội từng khu vực, địa phương trên địa bàn tỉnh.

6. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TỈNH HÀ NAM

6.1. Về hạ tầng kỹ thuật

Bám sát định hướng của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, định hướng phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng.

Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các trạm, đường dây 500kV, 220kV, 110kV để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân

Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số; chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số.

Cải tạo, nâng cấp, bổ sung hệ thống công trình thủy lợi hiện có để đảm bảo cung cấp nguồn nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.

Từng bước triển khai hoạt động thu gom, phân loại chất thải tại nguồn và xử lý đảm bảo theo quy định của pháp luật, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

6.2. Về hạ tầng xã hội

Củng cố, phát triển quy mô các cơ sở y tế tuyến tỉnh chuyên sâu, hiện đại; y tế tuyến huyện mang tính đa khoa, hiện đại và chuyên sâu ở một số lĩnh vực. Xây dựng hệ thống y tế dự phòng và kiểm soát bệnh tật đồng bộ.

- Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp các cấp phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.

- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp quy mô các cơ sở chăm sóc người có công, cơ sở an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Khuyến khích đầu tư phát triển các trung tâm thương mại để phục vụ nhu cầu của người dân, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.

- Tập trung nguồn lực xây dựng, thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: Khu Công nghệ cao Hà Nam tại huyện Lý Nhân, Khu Đại học Nam Cao tại thành phố Phủ Lý và thị xã Duy Tiên, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...

7. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VÀ KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI

Đảm bảo bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, gắn với phát triển bền vững theo hướng thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong thời kỳ 2021 - 2030, thực hiện chuyển đổi sử dụng các loại đất để đảm bảo mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất, đưa vào khai thác có hiệu quả đất chưa sử dụng, tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trường.

8. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, VÙNG HUYỆN

8.1. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

- Vùng liên huyện trung tâm (thành phố Phủ Lý - thị xã Duy Tiên - huyện Kim Bảng): là vùng động lực trung tâm của tỉnh Hà Nam, trọng tâm là phát triển công nghiệp - đô thị và phát triển dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo,...

- Vùng liên huyện Thanh Liêm - Bình Lục - Lý Nhân: là vùng phát triển công nghiệp, công nghệ cao, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp,...

8.2. Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện

Đến năm 2030, quy hoạch 3 Vùng huyện: Bình Lục, Thanh Liêm, Lý Nhân.

9. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, ĐA DẠNG SINH HỌC, PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

9.1. Phương án bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học

- Phân vùng môi trường tỉnh Hà Nam theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác.

- Đến năm 2025, thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mông trắng tại huyện Kim Bảng.

- Quy hoạch khu cảnh quan hệ sinh thái hồ Tam Chúc; các khu di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và

- Xây dựng nghĩa trang tập trung theo quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng huyện và quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt. Từng bước đóng cửa các nghĩa trang trong khu vực phát triển đô thị hiện hữu, di dời các nghĩa trang không phù hợp với quy hoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường, không có khả năng khắc phục.

- Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

9.2. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

- Bảo vệ, khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản, không làm ảnh hưởng môi trường và các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; có lộ trình giảm khai thác khoáng sản theo nhu cầu của địa phương, đóng cửa các mỏ khoáng sản đã hết thời hạn, hết trữ lượng khai thác và cần được bảo vệ phục hồi môi trường, chuyển mục đích sử dụng sang chức năng khác theo hướng xanh, sinh thái. Quy hoạch các mỏ vật liệu xây dựng để phục vụ các dự án trọng điểm theo quy định của pháp luật. Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng theo hướng duy trì công suất hoạt động các nhà máy sản xuất xi măng hiện có; duy trì hoạt động và giảm khai thác vật liệu xây dựng thông thường.​

9.3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

Phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo thứ tự: (1) Cấp nước cho sinh hoạt, (2) Cấp nước cho công nghiệp, (3) Cấp nước cho du lịch, dịch vụ, (4) Cấp nước cho nông nghiệp, (5) Cấp nước cho thủy sản, (6) Nhu cầu nước cho các lĩnh vực khác.

9.4. Phương án phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

  (1) Xác định các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao trên địa bàn tỉnh

  (2) Triển khai các phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, từng bước xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh, đẩy mạnh các hành động giảm nhẹ khí nhà kính.

(3) Thực hiện quy hoạch phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai.

10. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Quy hoạch tỉnh Hà Nam xác định 7 nhóm giải pháp:

(1). Giải pháp về huy động vốn đầu tư

(2). Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

(3). Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và bảo vệ môi trường

(4). Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

(5). Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

(6). Giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước

(7). Giải pháp thực hiện công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

B.  Khởi công Dự án Đầu tư xây dựng Công viên chủ đề tại thành phố Phủ Lý

I. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: bắt đầu lúc 10h20, ngày 30/01/2024.

- Địa điểm: Xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý (sau Nhà thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam).

II. Thành phần tham dự:

Khoảng 350 - 420 đại biểu, bao gồm: Lãnh đạo Đảng, Nhà  nước,  Chính  phủ;  các  Bộ,  ngành Trung  ương; đại  diện  Chính  phủ Singapore; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong nước; Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, các sở, ban ngành, địa phương liên  quan của tỉnh Quảng Ngãi; cổ đông, đối tác, nhà đầu tư của VSIP,…

III. Nội dung chương trình:

Thời lượng khoảng 1 giờ.

IV. Trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Dự kiến sẽ trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty CP đầu tư thương mại Hà Nội Xanh và tập đoàn Sun Group.​